Anti-D
Theo CREST (Clinical Resource Efficency Support Team
2000)
Hướng dẫn này dựa vào bảng hướng dẫn 1999 của Hội truyền máu
Anh (The British Blood Transfusion Society (BBTS)và trường Cao Đẳng Sản
Phụ Khoa Royal (The Royal College of Obstetricians and Gynaecologists RCOG) sau
đó được chỉnh sửa bởi NICE (The National Institude for Clinical Excellence)
Chỉ định dùng Anti-D Ig trước sinh:
Anti-D dùng trong những trường hợp thai phụ có Rh âm không có
kháng thể anti-D sau bất cứ sự kiện nào sau đây:
- Kết thúc thai kỳ: nội hoặc ngọai khoa.
- Thai ngoài tử cung.
- Hút nạo buồng tử cung sau sẩy thai.
- Dọa sẩy thai sau 12 tuần.
- Sẩy thai sau 12 tuần.
- Thủ thuật xâm lấn trước sinh như chọc ối, CVS, lấy mẫu máu thai.
- Xuất huyết trước chuyển dạ.
- Ngoại xoay thai.
- Chấn thương bụng kín.
- Thai chết trong tử cung.
- Sinh bé mang Rh dương.
Lưu ý:
- Đối với sẩy thai tự phát trước 12 tuần không kèm hút nạo thì không cần sử dụng Anti-D.
- Với dọa sẩy thai sau 12 tuần, nếu còn ra huyết ít nên dùng liều nhắc lại Anti-D sau mỗi 6 tuần.
- Trong quí 3 thai kỳ thường có sự truyền máu tiềm ẩn giữa mẹ và thai. Do đó cần tiêm Anti-D vào tuần 28 nhắc lại vào tuần 34 của thai kỳ và có thể nhắc lại sau sinh.
- Đối với sẩy thai tự phát trước 12 tuần không kèm hút nạo thì không cần sử dụng Anti-D.
- Với dọa sẩy thai sau 12 tuần, nếu còn ra huyết ít nên dùng liều nhắc lại Anti-D sau mỗi 6 tuần.
- Trong quí 3 thai kỳ thường có sự truyền máu tiềm ẩn giữa mẹ và thai. Do đó cần tiêm Anti-D vào tuần 28 nhắc lại vào tuần 34 của thai kỳ và có thể nhắc lại sau sinh.
Dự phòng sau sinh:
- Lấy máu rốn (từ những bà mẹ có Rh âm) làm những XN: Nhóm máu ABO và type Rh D, định lượng Hb, bilirubin và test Coomb của bé.
- Tiêm bắp vùng cơ delta 500 UI Anti-D cho những bà mẹ Rh âm sinh con Rh dương càng sớm càng tốt (trước 72 giờ sau sinh). Nếu không thể tiêm trong thời gian này thì cũng có thể tiêm trong vòng 9-10 ngày sau, tuy nhiên mức độ bảo vệ không cao. Nếu không tiêm thì nguy cơ càng cao hơn. Với những người có vấn đề chảy máu nên tiêm dưới da.
- Lấy máu mẹ làm XN Kleihauer (càng sớm càng tốt và trong vòng 2 giờ sau sinh, trước khi tiêm Anti-D) xác định nồng độ FMH, nếu FMH > 4mls thì cần tăng lượng Anti-D. 125 UI cho mỗi ml tế bào hồng cầu thai nhi. Nếu FMH > 4ml: cần tiêm thêm 500 UI Anti-D lập lại sau liều đầu 48 giờ. Nếu FMH > 15ml thì tiêm liều 2500 – 5000 UI.
- Test Kleihauer: xác định máu thai trong tuần hoàn mẹ bằng phát hiện HbF, thực hiện khi thai ≥ 20 tuần.
- Liều thống nhất: Tiêm bắp 1250 UI (250mcg) Anti-D Ig.
- Lấy máu rốn (từ những bà mẹ có Rh âm) làm những XN: Nhóm máu ABO và type Rh D, định lượng Hb, bilirubin và test Coomb của bé.
- Tiêm bắp vùng cơ delta 500 UI Anti-D cho những bà mẹ Rh âm sinh con Rh dương càng sớm càng tốt (trước 72 giờ sau sinh). Nếu không thể tiêm trong thời gian này thì cũng có thể tiêm trong vòng 9-10 ngày sau, tuy nhiên mức độ bảo vệ không cao. Nếu không tiêm thì nguy cơ càng cao hơn. Với những người có vấn đề chảy máu nên tiêm dưới da.
- Lấy máu mẹ làm XN Kleihauer (càng sớm càng tốt và trong vòng 2 giờ sau sinh, trước khi tiêm Anti-D) xác định nồng độ FMH, nếu FMH > 4mls thì cần tăng lượng Anti-D. 125 UI cho mỗi ml tế bào hồng cầu thai nhi. Nếu FMH > 4ml: cần tiêm thêm 500 UI Anti-D lập lại sau liều đầu 48 giờ. Nếu FMH > 15ml thì tiêm liều 2500 – 5000 UI.
- Test Kleihauer: xác định máu thai trong tuần hoàn mẹ bằng phát hiện HbF, thực hiện khi thai ≥ 20 tuần.
- Liều thống nhất: Tiêm bắp 1250 UI (250mcg) Anti-D Ig.
Lưu ý:
Điều kiện định lượng FMH (the Feto Maternal Haemorhage):
Điều kiện định lượng FMH (the Feto Maternal Haemorhage):
- Sự kiện nguy cơ xảy ra ở thai sau 20 tuần với mẹ Rh âm.
- Mẹ Rh âm, không xác định được Rh thai.
- Mẹ Rh âm sinh con Rh dương.
Những tình huống thường kèm lượng FMH
lớn:
- Chấn thương bụng ở quí 3 thai kỳ.
- Thai tích dịch không rõ nguyên nhân.
- Đa thai.
- Thai chết lưu và chết trong chuyển dạ.
- Sinh giúp và sinh mổ.
- Thủ thuật bóc nhau bằng tay.
- Không thực hiện FMH nếu mẹ đã có Anti-D trong máu.
- Với những bà mẹ đã nhạy cảm với Anti-D thì cần theo dõi về sản khoa để đánh giá thai nhi.
- Với những bà mẹ có lượng lớn FMH > 4ml thì cần theo dõi sau sinh, lấy máu định lượng Anti-D 6 tháng sau sinh để đánh giá nguy cơ cho thai kỳ sau.
- Với những bà mẹ đã nhạy cảm với Anti-D thì cần theo dõi về sản khoa để đánh giá thai nhi.
- Với những bà mẹ có lượng lớn FMH > 4ml thì cần theo dõi sau sinh, lấy máu định lượng Anti-D 6 tháng sau sinh để đánh giá nguy cơ cho thai kỳ sau.
Tóm tắt phác đồ tiêm:
- Sau bất cứ sự kiện no kể trn.
- 28 tuần một liều
- 34 tuần nhắc lại
- Sau sinh nhắc lại (sau khi lấy máu XN).
- Tiêm trong trường hợp mẹ truyền máu có Rh dương.
- Sau bất cứ sự kiện no kể trn.
- 28 tuần một liều
- 34 tuần nhắc lại
- Sau sinh nhắc lại (sau khi lấy máu XN).
- Tiêm trong trường hợp mẹ truyền máu có Rh dương.
Không cần tiêm Anti-D đối với những trường hợp sau:
- Mẹ triệt sản sau sinh.
- Người bố Rh âm
- Chắc chắn mẹ không sinh đứa con khác sau này.
- Mẹ triệt sản sau sinh.
- Người bố Rh âm
- Chắc chắn mẹ không sinh đứa con khác sau này.
Lưu ý:
Đường tiêm: tiêm bắp, không tiêm mạch.
Những người có IgA có khả năng phản ứng.
Những người có phản ứng truyền máu.
Không dùng cho mẹ Rh dương.
Đường tiêm: tiêm bắp, không tiêm mạch.
Những người có IgA có khả năng phản ứng.
Những người có phản ứng truyền máu.
Không dùng cho mẹ Rh dương.
Khác
Phá thai ở nữ vị thành niên
Vị thành niên là giai đoạn chuyển đổi quan trọng từ thiếu
niên sang người lớn. Chất lượng của cuộc sống tương lai vị thành niên phụ thuộc
nhiều vào những cơ hội được tận dụng để phát triển nhân cách cá nhân như học
tập, có công ǎn việc làm để có thể tránh được những vấn đề phát sinh ra do quan
hệ tình dục như mang thai ngoài ý muốn, bắt buộc phải nghỉ học hoặc các tác
động nghiêm trọng đến sức khỏe (Bongaarts và cộng sự, 1998).
Tính tuổi thai
Có nhiều cách tính tuổi thai. Tuy nhiên chưa có một phương
pháp duy nhất nào tính chính xác được tuổi thai của thai nhi còn nằm trong bụng
mẹ là bao nhiêu. Vấn đề quan trọng là cần phải biết độ chính xác cũng như những
mặt hạn chế của từng phương pháp và biết cách kết hợp các phương pháp lại với
nhau để có kết quả gần đúng như mong muốn. Điều này, đòi hỏi sự thông minh,
kinh nghiệm cũng như kiến thức và kỹ năng của từng Bác sĩ.
Băng huyết sau sanh
Theo WHO tỷ lệ BHSS thấp nhất tại Quatar (0,55%) và cao nhất
tại Hunduras (17,5%), tại Bệnh viện Từ Dũ năm 2006 tỷ lệ BHSS là 0,38%. BHSS là
nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tỷ lệ tử vong mẹ: Châu Phi (25%) Indonesia
(43%); Philippines (53%) Guatemala (53%) tại các nước phát triển thấp hơn:
Vương quốc Anh (16%); tại Mỹ giai đoạn 1987 – 1990 là 28,7%, giai đoạn 1991 –
1999 là 17%; tại Pháp là 13%.
Dãn não thất
Tỉ lệ dị tật bẩm sinh (DTBS) theo Bộ Lao động thương binh xã
hội chiếm vào khoảng 3%. Dị tật hệ thần kinh trung ương là dị tật gây ảnh hưởng
khá nặng nề đến đời sống thai nhi sau này. Theo thống kê tại bệnh viện Từ Dũ
1993 – 1997: tỉ lệ dị tật hệ thần kinh trung ương chiếm 24% trong tổng số dị
tật sau sanh, trong đó tử vong là 86%
Nhau bong non
Nhau bong non là 1 cấp cứu trong sản khoa, xảy ra đột ngột,
diễn tiến nhanh chóng, trong chốc lát từ nhẹ có thể trở thành nặng, thường gây
tử vong cho thai nhi và đe dọa tính mạng người mẹ do tình trạng mất máu, biến
chứng rối loạn đông máu hay vô niệu.