Purinethol 50 mg
Tên chung quốc tế: Mercaptopurine.
Loại thuốc: Thuốc chống (UT,.), thuốc chống chuyển hóa purin.
Cơ chế tác dụng
Mercaptopurin là một trong những chất tương tự purin có tác dụng ngăn
cản sinh tổng hợp acid nucleic. Tuy không phải là thuốc hàng đầu, nhưng
thuốc được dùng chủ yếu trong bệnh bạch cầu limphô cấp để điều trị duy
trì sau khi đã làm bệnh thuyên giảm bằng hóa trị liệu kết hợp với
vincristin, prednisolon và L - asparaginase, trong bệnh bạch cầu tủy bào
cấp và trong bệnh bạch cầu tủy bào mạn kháng với busulfan.
Mercaptopurin cạnh tranh với hypoxanthin và guanin về enzym hypoxanthin -
guanin phosphoribosyltransferase (HGPRTase) và bản thân thuốc được
chuyển hóa trong tế bào thành một ribonucleotid, có chức năng đối kháng
purin. Cuối cùng, tổng hợp RNA và DNA bị ức chế.
Khi dùng mercaptopurin đơn độc để làm thuyên giảm bệnh thì bệnh sẽ
thuyên giảm hoàn toàn ở khoảng 25% trẻ em và 10% người lớn bị bệnh bạch
cầu limphô cấp, và ở khoảng 10% trẻ em và người lớn bị bệnh bạch cầu tủy
bào cấp.
Mercaptopurin cũng là một thuốc giảm miễn dịch mạnh, ức chế mạnh đáp ứng
miễn dịch ban đầu, ức chế chọn lọc miễn dịch thể dịch; cũng có một ít
tác dụng ức chế đáp ứng miễn dịch tế bào. Hiện nay, mercaptopurin và dẫn
chất, azathioprin, là những thuốc quan trọng nhất và có hiệu lực lâm
sàng nhất trong nhóm thuốc tương tự purin.
Cũng như những thuốc chống chuyển hóa ức chế khối u khác, kháng thuốc
mắc phải là một trở ngại lớn cho việc sử dụng có hiệu quả những thuốc
tương tự purin. Tế bào kháng thuốc thường biểu lộ kháng chéo với các
thuốc tương tự như với mercaptopurin, thioguanin và 8 - azaguanin. Cơ
chế kháng thuốc in vitro thường gặp nhất là suy giảm hoặc thiếu hoàn
toàn enzym HGPRTase trong tế bào(UT,.). Ngoài ra, kháng thuốc có thể do
giảm ái lực của enzym đối với những cơ chất của nó.
Trong một nghiên cứu trên người lớn có chức năng thận bình thường, đã
thu hồi trong nước tiểu khoảng 11% liều uống trong vòng 6 giờ.
Chỉ định
Bệnh bạch cầu:
Mercaptopurin được dùng chủ yếu như một thành phần của nhiều phác đồ hóa
trị liệu kết hợp để điều trị bệnh bạch cầu limphô cấp. Hóa trị liệu kết
hợp với những thuốc chống (UT,.) khác thường làm bệnh thuyên giảm trong
thời gian dài hơn là dùng một thuốc đơn độc. Hóa trị liệu kết hợp với
vincristin, prednison và L - asparaginase có tác dụng nhất trong điều
trị bệnh bạch cầu limphô cấp ở bệnh nhi; có báo cáo là đã thuyên giảm
hoàn toàn ở khoảng 90% bệnh nhi được điều trị. Người ta đã dùng
mercaptopurin phối hợp với các corticosteroid để gây thuyên giảm bệnh,
nhưng hiện nay mercaptopurin thường được dùng cách quãng kết hợp với
những thuốc chống (UT,.) khác (ví dụ methotrexat) để điều trị duy trì,
sau khi đã gây thuyên giảm bệnh bằng kết hợp thuốc như vincristin
sulfat, prednison và L - asparaginase. Mặc dù những người bệnh sống sót
thời gian dài có thể bị tái phát, một số đáng kể trẻ em mắc bạch cầu
limphô cấp đã thuyên giảm hoàn toàn bệnh lâu dài sau hóa trị liệu kết
hợp như vậy.
Mercaptopurin cũng được dùng đơn độc hoặc kết hợp với những thuốc chống
(UT,.) khác trong điều trị bệnh bạch cầu tủy bào cấp; tuy vậy, các phác
đồ dùng những thuốc khác thấy có hiệu quả hơn. Mercaptopurin không có
tác dụng dự phòng hoặc điều trị bệnh bạch cầu màng não do nồng độ thuốc
thấp trong dịch não tủy; ngoài ra, bệnh bạch cầu màng não lại có thể
phát triển trong khi dùng mercaptopurin.
Mercaptopurin cũng đã được dùng để điều trị bệnh bạch cầu tủy bào mạn.
Mặc dù không hiệu quả bằng busulfan, mercaptopurin có thể làm thuyên
giảm bệnh tạm thời ở 30 - 50% người bệnh. Mercaptopurin là thuốc thay
thế được chọn đối với những người bệnh đã trở nên kháng với busulfan, và
có thể có tác dụng trong 5 - 10% người bệnh đang ở giai đoạn cơn cấp
nguyên bào của bệnh khi busulfan không còn hiệu quả. Mercaptopurin không
có tác dụng điều trị bệnh bạch cầu limpho mạn.
Các chỉ định khác:
Mercaptopurin không có tác dụng điều trị bệnh Hodgkin và những u lim phô có liên quan hoặc những u đặc.
Mặc dù có tác dụng làm thuốc ức chế miễn dịch, nhưng mercaptopurin đã được thay thế bằng dẫn chất imidazolyl là azathioprin.
Chống chỉ định
Không được dùng mercaptopurin trừ khi đã chẩn đoán chắc chắn là người
bệnh bị bệnh bạch cầu limphô cấp hoặc bệnh bạch cầu tủy bào mạn kháng
busulfan, và người thầy thuốc chịu trách nhiệm phải biết đánh giá đáp
ứng đối với hóa trị liệu.
Mẫn cảm đối với mercaptopurin hoặc bất cứ thành phần nào của chế phẩm.
Người bệnh trước đây đã kháng mercaptopurin hoặc thioguanin. Bệnh gan
nặng, suy tủy xương nặng.
Thận trọng
Phải dùng thuốc dưới sự giám sát thường xuyên của thầy thuốc có kinh nghiệm điều trị với những thuốc gây độc tế bào.
Người bệnh dùng thuốc ức chế tủy xương có tần suất nhiễm khuẩn tăng và
cả khả năng biến chứng chảy máu. Vì những biến chứng này có thể gây tử
vong, cần hướng dẫn người bệnh báo cho thầy thuốc nếu có sốt, viêm họng,
hoặc chảy máu bất thường hoặc vết thâm tím. Phải theo dõi cẩn thận tình
trạng huyết học của người bệnh, và thực hiện những xét nghiệm huyết học
(hemoglobin hoặc hematocrit, số lượng bạch cầu, công thức bạch cầu, và
số lượng tiểu cầu) ít nhất một lần mỗi tuần trong khi điều trị với
mercaptopurin. Vì thuốc có thể tác động chậm về huyết học và số lượng
huyết cầu trong máu ngoại biên có thể giảm xuống trong nhiều ngày sau
khi ngừng điều trị, nên phải tạm ngừng điều trị khi có dấu hiệu đầu tiên
giảm bạch cầu nhiều hoặc nhanh hoặc suy giảm tủy xương khác thường. Nếu
số lượng bạch cầu hoặc tiểu cầu vẫn không đổi trong 2 - 3 ngày hoặc
tăng lên, có thể tiếp tục điều trị với mercaptopurin.
Nếu không biết chắc chắn tình trạng tủy xương, làm tủy đồ (hút và/hoặc
sinh thiết) có thể giúp phân biệt giữa tiến triển của bệnh bạch cầu,
kháng thuốc và giảm sản tủy xương do mercaptopurin. Trong điều trị bệnh
bạch cầu cấp, có thể dùng mercaptopurin khi có giảm tiểu cầu và chảy
máu; trong một số trường hợp, chảy máu đã ngừng và số lượng tiểu cầu
tăng trong khi điều trị với mercaptopurin. Quyết định tăng hay giảm liều
lượng hoặc tiếp tục hay ngừng điều trị với mercaptopurin phụ thuộc vào
nhiều yếu tố bao gồm bệnh đang được điều trị, tình trạng huyết học của
người bệnh, tác dụng nhanh hay chậm về mặt huyết học, và những biện pháp
hỗ trợ sẵn có.
Ðiều trị suy tủy nặng có thể gồm liệu pháp hỗ trợ, kháng sinh chống biến
chứng nhiễm khuẩn, và truyền những thành phần của máu. Cũng như với
những thuốc ức chế tủy xương khác, cần đặc biệt thận trọng khi dùng
mercaptopurin cho người bệnh mới dùng thuốc ức chế tủy khác hoặc liệu
pháp phóng xạ, hoặc người bệnh có số lượng bạch cầu trung tính và/hoặc
tiểu cầu suy giảm.
Phải xác định nồng độ transaminase, phosphatase kiềm và bilirubin huyết
thanh mỗi tuần trong khi bắt đầu điều trị bằng mercaptopurin và mỗi
tháng sau đó. Nên xét nghiệm thường xuyên hơn cho người bị bệnh gan từ
trước hoặc người dùng những thuốc gây độc hại gan khác; phải đặc biệt
thận trọng khi dùng đồng thời mercaptopurin và những thuốc gây độc hại
gan khác. Nếu xét nghiệm chức năng gan xấu đi, và nếu xảy ra vàng da,
gan to, chán ăn kèm đau ở vùng hạ sườn phải, hoặc những dấu hiệu khác về
viêm gan nhiễm độc hoặc ứ mật, phải ngừng thuốc cho tới khi có thể xác
định bệnh căn.
Nếu dùng đồng thời alopurinol và mercaptopurin, phải giảm liều
mercaptopurin xuống còn 25 - 33% liều thường dùng. Tuy vậy, nên tránh
dùng đồng thời những thuốc này vì liều mercaptopurin rất cần thay đổi
khi có mặt alopurinol, và nên dùng thioguanin thay cho mercaptopurin.
Người bệnh dùng mercaptopurin có thể biểu lộ giảm mẫn cảm tế bào và giảm
loại bỏ ghép cùng loại. Gây miễn dịch đối với tác nhân gây nhiễm khuẩn
hoặc vaccin sẽ giảm ở những người bệnh này. Cần phải lưu ý những ảnh
hưởng đó về mặt nhiễm khuẩn gian phát và nguy cơ (UT,.) sau này.
Thuốc có khả năng gây(UT,.) ở người, nhưng mức độ của nguy cơ này chưa
được rõ. Cần điều chỉnh liều ở người bệnh có suy thận hoặc suy gan, và
phải dùng thận trọng ở người cao tuổi, vì độc tính của các thuốc ức chế
miễn dịch tăng lên ở đối tượng này.
Thời kỳ mang thai: Mercaptopurin có thể gây nguy hại cho thai khi dùng cho người mang thai.
Thời kỳ cho con bú: Người ta chưa biết mercaptopurin có vào sữa
người hay không, cần xem xét quyết định nên ngừng cho bú hoặc ngừng dùng
thuốc, có tính đến tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Tác dụng độc hại chính và nghiêm trọng nhất của mercaptopurin là suy tủy và độc đối với gan.
Thường gặp, ADR > 1/100
Gan: Ứ mật trong gan và hoại tử ổ trung tâm tiểu thùy (biểu hiện là tăng
bilirubin huyết, tăng phosphatase kiềm, và tăng GOT), vàng da. Da: Tăng
sắc tố mô, ban. Nội tiết và chuyển hóa: Tăng acid uric huyết.
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, viêm miệng, chán ăn, đau dạ dày, và
viêm niêm mạc (có thể cần dinh dưỡng ngoài đường tiêu hóa và giảm liều).
Huyết học: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu (với liều cao).
Thận: Nhiễm độc thận.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Hệ thần kinh trung ương: Sốt do thuốc. Da: Khô, ban tróc vảy. Tiêu hóa:
Viêm lưỡi, phân hắc ín. Huyết học:
Tăng bạch cầu ưa eosin.
Liều lượng và cách dùng
Mercaptopurin được dùng uống.
Ðiều trị cảm ứng:
Phải xác định liều lượng của mercaptopurin cho từng người bệnh dựa trên
đáp ứng lâm sàng, huyết học và dung nạp thuốc, để đạt kết quả điều trị
tối ưu với những tác dụng không mong muốn tối thiểu. Khi người bệnh dùng
đồng thời alopurinol và mercaptopurin, phải giảm liều mercaptopurin
xuống còn 25 - 33% liều thường dùng.
Liều cảm ứng thường dùng của mercaptopurin đối với trẻ em và người lớn
là 2,5 mg/kg mỗi ngày. Liều này thường là 50 mg cho trẻ em 5 tuổi, và
100 - 200 mg cho người lớn. Hoặc cách khác, bệnh nhi có thể dùng 70
mg/m2 mỗi ngày, và người lớn 80 - 100 mg/m2 mỗi ngày. Liều tổng cộng
hàng ngày, tính theo bội số gần nhất của 25 mg có thể dùng ngay một lần.
Nếu không có cải thiện lâm sàng hoặc bằng chứng rõ ràng về thuyên giảm
huyết học và nếu độc tính không phát triển sau thời gian 4 tuần, có thể
thận trọng tăng liều lên tới 5 mg/kg mỗi ngày.
Ðiều trị duy trì:
Sau khi đạt thuyên giảm, liều duy trì thay đổi tùy từng người bệnh,
nhưng liều thường dùng là 1,5 - 2,5 mg/kg mỗi ngày, uống một lần. Nên
lưu ý là khi bệnh nhi bị bệnh bạch cầu limphô cấp đang thuyên giảm, có
thể đạt hiệu quả điều trị cao khi phối hợp mercaptopurin với những thuốc
khác (nhất là với methotrexat) để duy trì kết quả.
Liều lượng trong suy thận:
Người bệnh suy giảm chức năng thận phải dùng liều mercaptopurin thấp hơn để tránh tăng tích lũy thuốc.
Tương tác thuốc
Alopurinol: làm tăng khả năng gây độc của mercaptopurin, đặc biệt gây suy tủy.
Thuốc gây độc hại gan: Vì có thể tăng nguy cơ gây độc hại gan, cần hết
sức thận trọng và theo dõi chặt chẽ chức năng gan ở người bệnh dùng đồng
thời mercaptopurin và những thuốc gây độc hại gan khác. Người ta đã
thấy một tỷ lệ nhiễm độc gan cao ở người bệnh dùng mercaptopurin và
doxorubicin, thuốc này vốn không được coi là độc hại đối với ganc khác:
Ðã thấy mercaptopurin vừa làm tăng vừa iảm Quá liều và xử trí
Dấu hiệu và triệu chứng quá liều có thể xảy ra ngay như chán ăn, buồn
nôn, nôn và ỉa chảy; hoặc chậm như suy tủy, rối loạn chức năng gan và
viêm dạ dày - ruột.
Không có thuốc giải độc mercaptopurin.
Thẩm tách không loại bỏ được mercaptopurin ra khỏi cơ thể.
Xử trí khi quá liều: Ngừng ngay thuốc, có thể gây nôn ngay, điều trị triệu chứng, nếu cần có thể truyền máu
Để biết thêm thông tin chi tiết, hướng dẫn sử dụng Thuốc Vidatox và
nơi phân phối thuốc xin vui lòng gọi cho chúng tôi để được tư vấn.
Công ty dược phẩm Hồng Thái
Điện Thoại: 01626.115.115
Hotline: 0968.156.360
Email: hongthaimedical@gmail.com
Các thuốc điều trị K Máu: